Chia sẻ của bạn Thảo Trần về hành trình đến nước Mỹ du học. Câu chuyện của Thảo cho thấy cần có sự sáng suốt trong việc chọn lộ trình phù hợp với hoàn cảnh.
Gia đình Thảo có người thân ở Texas, Hoa Kỳ. Với sự sắp xếp của gia đình, khi vừa tốt nghiệp lớp 12, Thảo làm hồ sơ phỏng vấn xin du học Mỹ nhưng không thành công. Lãnh sự Hoa Kỳ không cho Visa. Nhưng 2 năm sau, Thảo đã đặt chân đến Mỹ và hoàn tất chương trình ĐH tại Texas. Chuyện của Thảo đáng được kể lại, vì có họ hàng bên Mỹ, từng rớt visa, nhưng vẫn đậu ở lần sau.
Sau khi thất bại trong lần đầu xin sang Mỹ, Thảo đã chọn học một chương trình liên kết trong nước trước (1 ĐH VN liên kết đào tạo với 1 ĐH Mỹ), tiếp sau đó Thảo nhận được sự hỗ trợ của RAB trong thủ tục chuyển tiếp để cuối cùng đến được Texas. So với nhiều người, đi như vậy là tương đối nhanh, tiết kiệm nhiều chi phí.
Tham gia chương trình liên kết mang lại nhiều lợi ích. Thảo chia sẻ rằng: “Cô bé Thảo học năm 2 đại học rất khác với lúc 17 tuổi, tự tin và chững chạc hơn nhiều. Khi phỏng vấn visa bằng tiếng Anh lần hai đã hết ú ớ và biết mình muốn gì”. Trong quá trình học cũng nắm rõ về quy trình apply xin suất học bên Mỹ và apply xin Visa nên Thảo tự tin hơn hẳn. Khi được trường Mỹ công nhận tín chỉ 2 năm học ở VN thì lộ trình học tập tiếp theo rất rõ ràng.
Khi được RAB hướng dẫn thủ tục xin Visa, Thảo và gia đình lúc đầu cứ nghĩ… “RAB nói đùa”, nhưng kết quả đã chứng minh điều ngược lại. Sự tư vấn thấu đáo của RAB giúp Thảo hiểu được bản chất của sự việc. Hay nói cách khác, Thảo đã xóa đi nhiều sự nhầm lẫn về du học Mỹ.
Về việc công nhận tín chỉ. Nhiều người cho rằng đi Mỹ phải học lại từ đầu > Sai. Mỹ có chính sách công nhận tín chỉ khá hào phóng, đặc biệt đối với các trường đã quen với thị trường VN; họ muốn xem và công nhận những gì SV đã học, dù có liên kết trực tiếp với trường ĐH VN đó hay không. Ngoài ra, các ĐH Mỹ tổ chức chương trình 2 năm đầu đại cương 2 năm cuối chuyên ngành, do đó SV không ngại phải học lại từ đầu nếu chọn ngành học mới.
Khi đi phỏng vấn Visa phải chứng minh tài chính và có bằng IELTS > Sai. Khi đi học diện F1 Visa SV không có nghĩa vụ chứng minh tài chính với cơ quan di trú và không phải trình chứng chỉ tiếng Anh. Những thủ tục này làm ở một nơi khác, tại bước apply với trường. Nếu có mang những giấy tờ trên vào phỏng vấn thì chỉ có tính chất tham khảo mà thôi.
Việc chứng minh tài chính: phải chứng minh có nhiều tiền và chứng minh bằng tài sản cố định > Không cần. Các trường Mỹ thực tế chỉ xem giấy xác nhận tài khoản ngân hàng, họ không đánh giá SV hay phụ huynh có bất động sản nhiều hay ít và cũng không hiểu giá trị của bất động sản ở VN.
Theo quan điểm của RAB, làm hồ sơ du học Mỹ sẽ thuận lợi khi: lộ trình học tập rõ ràng, tiếng anh đủ, tài chính đủ yêu cầu. Chỉ cần chứng minh đúng và đủ như vậy, không cần chế ra, cũng không cần làm dư. Đặc biệt, ai qua Mỹ cũng mong muốn được ở lại, vậy thì đừng cố gắng chứng minh điều ngược lại.
*Tên thật của Thảo đã thay đổi, theo nguyện vọng.