Ngày 3/4/2025 RAB tổ chức buổi Webinar so sánh chương trình học và Webinar có sự tham gia chia sẻ của Tiktoker KOL Emily Phạm và Vân Anh Eldemark từ Phần Lan. Dưới đây là 𝐓𝐡𝐮 𝐡𝐨𝐚̣𝐜𝐡 𝐭𝐮̛̀ 𝐛𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐰𝐞𝐛𝐢𝐧𝐚𝐫.
- Emily Phạm đến Úc theo sự sắp xếp của gia đình. Bạn bắt đầu đi du học từ năm lớp 11, năm 2016. Emily hoàn thành lớp 11+12 tại Úc. Sau đó theo lời khuyên của người quen/bà con tại Úc, Emily vào học Cử nhân ở Melbourne. Lời khuyên đó dựa trên Nhu cầu lao động của Úc, mong muốn ở lại lâu dài của Emily và tố chất của Emily dành cho ngành Điều dưỡng.
- Vân Anh đến Úc theo quyết định của bản thân vào năm 2010. Sau khi tốt nghiệp lớp THPT, Vân Anh xin gia đình một năm “gap year” để tìm hiểu xem bản thân mình thích học ngành gì. Sau đó bạn vào học ngành Marketing tại một trường ở Việt Nam. Trong thời gian học, cô tình cờ biết một người bạn đang chuẩn bị nộp hồ sơ du học tại Phần Lan. Từ đó, Vân Anh bắt đầu nghiêm túc học tiếng Anh và ôn luyện để tham gia kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học Phần Lan. Năm 2010, Vân Anh tham gia kỳ thi được tổ chức tại British Council Tp. Hồ Chí Minh và đến Phần Lan học. Vân Anh học Kinh doanh, sau đó bạn vừa đi làm công việc trái ngành, vừa học tiếng Phần Lan, sau đó thi tiếp vào trường Metropolia UAS ở Phần Lan và bạn đã tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng tại Phần Lan.
- Tại Úc Bằng Cử nhân Điều dưỡng được thiết kế 3 năm; Phần Lan thiết kế 3.5 năm. Cả hai chương trình đều bao gồm nhiều đợt thực tập ở các khoa khác nhau.
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tại Úc nên apply vào chương trình Graduate Year để tăng cơ hội tiếp cận thị trường lao động theo hướng độc lập. Trong khi đó chương trình ở Phần Lan không có thêm giai đoạn này.
- Học tập liên tục sau Tốt nghiệp: Ngành Điều dưỡng là một lĩnh vực yêu cầu người hành nghề không ngừng cập nhật kiến thức. Tại Phần Lan, Điều dưỡng viên làm việc thường xuyên được yêu cầu tham gia các kỳ thi bắt buộc để upgrade/update kiến thức. Tương tự, ở Úc, người Điều dưỡng được yêu cầu học tập thêm 20 giờ mỗi năm cũng với mục đích trên để giữ được Giấy phép hành nghề.
- Cả Úc và Phần Lan: sinh viên nộp đơn đi thực hành và đi làm thông qua Website riêng dành cho Điều dưỡng. Bệnh viện công được ưa chuộng hơn bệnh viện Tư.
- Vân Anh đánh giá 100% sẽ có công việc làm, tuy nhiên không phải ai cũng có công việc làm đúng Khoa mà mình mong muốn ngay lúc đầu. Emily đánh giá tỉ lệ là 80% sinh viên quốc tế có bằng Điều dưỡng có thể có việc làm tại Úc: 70% dành cho những bạn đi vào Graduate Program; 10% dành cho các bạn đi thẳng sau khi tốt nghiệp Cử nhân.
- Vì lý do khác nhau, hai bạn đều có áp lực tài chính khi đi du học. Tuy nhiên, cả hai đều tìm được công việc làm thêm đảm bảo đời sống.
- Trong quá trình học Cử nhân khối Kinh tế và Du lịch, Vân Anh đi làm việc Lau dọn tại Helsinki. Công việc làm chân chính này, cùng với việc đóng thuế đầy đủ và học tiếng Phần chính là những điều kiện giúp bạn nhập tịch và tiếp tục thực hiện ước mơ học Điều dưỡng của mình. Vân Anh chia sẻ rằng bạn bắt đầu công việc cleaning từ rất sớm – 3h30 sáng tại một tiệm pizza. Sau khi hoàn thành ca sáng, bạn tiếp tục đến trường để học. Buổi chiều, Vân Anh nhận thêm một công việc cleaning khác tại một tòa soạn báo. Tổng cộng, bạn làm khoảng 25 giờ/mỗi tuần. Tính toán các chi phí sinh hoạt cơ bản, bạn tiết kiệm được khoảng 200 euros/tháng. Sau khi vào chương trình Điều dưỡng và học được 60 tín chỉ, sinh viên có thể bắt đầu làm các công việc làm thêm có liên quan đến ngành như chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật (personal assistant)…
- Nhắn nhủ của Vân Anh: Tiếng Phần Lan mở ra cơ hội việc làm thêm không giới hạn, hãy học tiếng Phần Lan, cho dù bạn nói bập bẹ, bạn vẫn có cơ hội nhận công việc đầu tiên! Nếu bạn chỉ nói tiếng Anh, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm ra công việc đầu tiên.
- Emily “cày” việc làm thêm để đóng học phí và trả sinh hoạt phí. Một trong các công việc của bạn là Chăm sóc người cao tuổi tại nhà. Bạn thường xuyên phải ở lại nhà khách hàng để hoàn thành công việc.
- Học phí tại Úc trung bình 30,000 đô la Úc/năm. Tương đương 150,000 đô la Úc/chương trình.
- Học phí tại Phần Lan trung bình 10,000 euros/năm. Tương đương 35,000 – 40,000 Euros/chương trình.
- Sinh hoạt phí ở Úc: Trung bình 1,500 đô la Úc/tháng
- Sinh hoạt phí ở Phần Lan: Trung bình 600 euros/tháng
Sinh hoạt phí và học phí ở Phần Lan luôn bằng 40% so với Úc, Mỹ, Canada.
- Emily xin thường trú nhân sau 6 tháng tham gia Graduate Program, tức khoảng 7 năm sau khi cô đặt chân đến Úc. Quá trình xin thường trú nhân thực chất là quá trình Tính điểm dựa trên năng lực cá nhân và của partner (nếu muốn apply cho partner). Một số yếu tố được tính điểm, như: Tuổi, Bậc học, Ngành, Kinh Nghiệm, Tiếng Anh…và các yếu tố khác của người Partner. Hồ sơ của partner có thể ảnh hưởng đến điểm tổng của người nộp đơn – “kéo lên điểm hoặc xuống điểm”. Emily xin thường trú nhân thành công, sau đó một năm bạn trải qua một kỳ thi quốc tịch và nhập tịch Úc. Việc “Chấm điểm” này hoàn toàn dễ hiểu, bời Úc là quốc gia có nhiều người mong muốn đến để nhập tịch vì vậy việc chọn lọc kỹ lưỡng những ứng viên phù hợp là hoàn toàn hợp lý.
- Quá trình nhập tịch của Vân Anh diễn ra khá thuận lợi. Chính phủ Phần Lan không hoặc chưa áp dụng cách tính điểm giống như Úc. Vân Anh nhập tịch bằng các yếu tố sau:
- Có một công việc hợp pháp (tại thời điểm đó là Cleaning)
- Đóng thuế đầy đủ
- Đủ điều kiện tiếng Phần
- Sinh sống đủ thời gian theo quy định tại Phần Lan
- Vân Anh nhập tịch sau 7 năm đến Phần Lan, trong đó có 3-4 năm đi làm. Hiện nay chính phủ Phần Lan đã có thêm các điều kiện nhập tịch (ví dụ: kéo dài thời gian nhập tịch). Tuy nhiên, việc này không có “target” vào nhóm Du học sinh sẽ tốt nghiệp bằng cấp chính thức tại Phần Lan, có quá trình đi làm chân chính tại quốc gia này và có mong muốn gắn bó với Phần Lan thông qua việc học tiếng Phần. Cần hiểu rõ quan điểm của Chính phủ Phần Lan để biết mình thuộc dạng Giấy phép cư trú/visa nào và có lộ trình đúng đắn, tránh lan man.
- Phần Lan cũng như các nước Châu Âu và Đông Á, sinh viên cần xác định học tiếng Phần Lan từ đầu. Đối với ngành Điều dưỡng, đây là điều kiện bắt buộc. Vân Anh được yêu cầu có B1 tiếng Phần Lan trước khi thi vào Điều dưỡng tại Metropolia, mặc dù chương trình tại đây dạy bằng tiếng Anh. Đối với chương trình của Đại học Laurea mà RAB đang thực hiện (cũng tại vùng Helsinki), sinh viên sẽ học 6 tháng tiếng Phần Lan thay thế cho điều kiện B1 này, sau đó sinh viên tiếp tục học tiếng Phần Lan theo lộ trình tại Trường. Tiếng Phần Lan là điều kiện nhập tịch.
- Theo Vân Anh: Tiếng Phần không khó học, do có bảng chữ cái và phát âm gần giống tiếng Việt nên người Việt Nam có khả năng học ngôn ngữ này. Các bạn có thể target 3 tháng đầu để giao tiếp trong các ngữ cảnh thường ngày, 1 năm để có thể sử dụng trong công việc…cần có target và đam mê rõ ràng. Nhưng nếu cần học tiếng Phần Lan ở mức độ thuần thục (ví dụ như viết chuyên nghiệp) thì sẽ rất khó.
- Lưu ý: người Châu Âu nói nhiều thứ tiếng, việc chỉ nói 2 thứ tiếng Anh + Phần chỉ nên là target đầu tiên của các bạn. Tâm lý sợ học tiếng sẽ là rào cản lớn. Người Việt Nam nên gỡ bỏ tâm lý này từ từ.
- Emily và Vân Anh đều có số “kg” khiêm tốn khi bắt đầu công việc Điều dưỡng. Cả hai đều phải có quá trình tăng cân, tăng cường sức khoẻ và có kế hoạch thay đổi thể trạng để phù hợp với công việc.
- Hai bạn khẳng định chúng ta có thể làm được công việc tuy nhiên chúng ta cần biết cách bảo vệ bản thân: sử dụng công cụ, yêu cầu sự giúp đỡ…
- Một khi bạn là một phần của team hay của bệnh viện, họ sẽ có những phương thức để giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ. Trong trường hợp của Vân Anh, phòng mổ đã trang bị thêm “kệ” để Vân Anh có đủ chiều cao trong lúc làm nhiều vụ.
- Làm theo ca cũng là điểm đáng lưu ý: Trong đa số trường hợp, làm ca đêm hay chiều là một chọn lựa. Ví dụ: nếu các bạn trong thời điểm cần xoay tài chính để mua nhà…việc làm hai ca hay trực điện thoại của bệnh viện là một chọn lựa để “huy động” tài chính. Phần Lan và Úc để có chế độ rõ ràng (theo luật pháp) về tăng lương sau giờ chiều, ca đêm và cuối tuần. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh, làm theo ca cũng là điều bắt buộc, ví dụ: bạn làm trong khoa nội, việc làm ca đêm cố định trong một vài tháng cũng có thể là điều bắt buộc, hoặc có một số bạn quyết định chỉ làm ca đêm.
- Emily chọn làm 4 ngày trong tuần vì bạn còn các công việc khác.
- Cả Vân Anh và Emily đều bày tỏ lòng biết ơn dành đối với các quốc gia mà họ đã chọn học tập và làm việc và cả hai đều chưa gặp phải vấn đề kỳ thị trong suốt quá trình đó. Tuy nhiên, Emily có chia sẻ rằng một số người Úc có quan điểm cho rằng người Châu Á có thể “giành giật” công việc từ người bản xứ vì năng lực vượt trội. Tuy nhiên, khi vào thực tế làm việc, bất cứ người nào có học vấn, trình độ, thái độ và năng lực tốt đều được nhà tuyển dụng trọng dụng. Vấn đề chính sẽ là làm sao để có cơ hội thể hiện bản thân trong những công việc đầu tiên. Quá trình đi thực hành/thực tập chính là cơ hội ngàn vàng để có thể thể hiện bản thân.
- Tại thời điểm này cả hai đều không thấy mình cần phải tranh đấu hay vươn lên để có thể “ngang bằng” với người bản xứ. Hai bạn vẫn đang tiếp tục học tiếp và cải thiện bản thân mỗi ngày. Vân Anh đang cố gắng đa dạng môi trường làm việc của mình (các khoa khác ngoài nơi mà bạn đã mơ ước được làm đó là Phòng mổ – bạn đã là Điều dưỡng đưa dụng cụ mổ trong nhiều năm) và hiện đang học thêm master về leadership tại Phần Lan. Emily đang học Thạc sĩ Hồi sức gây mê. Cả hai đều đồng ý “vượt qua chính mình là chính”, chứ không cần vượt qua ai nữa cả.
Vân Anh trân trọng đời sống Phần Lan vì sự êm ả, gần gũi thiên nhiên. Việc nuôi dạy con cái không cần áp lực vì chính sách an sinh xã hội đã chỉnh chu.
Theo nhiều báo cáo của Chính phủ Phần Lan và các cơ quan báo chí Phần Lan, đất nước sẽ cần 40,000 Điều dưỡng từ nay đến năm 2040, do tình hình dân số già hóa nhanh chóng. Trong đó có khoảng 25% là Điều dưỡng cử nhân và 75% là Điều dưỡng bậc Nghề. RAB và ba đối tác của công ty là Trường Đại học Khoa học ứng dụng Laurea, Trường Nghề TAKK và Trường Nghề TREDU đang tích cực tìm kiếm các sinh viên phù hợp cho các chương trình học sau đây:
- Bachelor in Nursing
- Vocational in Nursing, Elderly Care
- Vocational in Nursing, Early Childhood Education
Bậc cử nhân phù hợp với sinh viên vừa tốt nghiệp THPT hoặc đang học Đại học Cao đẳng tại Việt Nam và có mong muốn xây dựng sự nghiệp tại Bắc Âu. Trong khi đó bậc Nghề phù hợp sinh viên trưởng thành có nhu cầu thay đổi Nghề nghiệp, mong muốn có thể có công việc tốt tại Bắc Âu và muốn môi trường sống cho bản thân và cả gia đình.
Phần Lan rất cần và trân trọng người mới đến đất nước này, tuy nhiên chúng ta cần thể hiện mong muốn ở lại qua những thước đo rất rõ ràng:
- Học tập ngành phù hợp với nhu cầu lao động lâu dài của họ
- Nói tiếng Phần Lan