success story

Một câu chuyện thành công

Chị Hà (36 tuổi) và chồng là anh Thanh (41 tuổi) có 2 con gái, một bé 9 tuổi và bé còn lại 2.5 tuổi. Gia đình chị sống tại Bình Tân, Tp.HCM. Chị Hà ngày trước tốt nghiệp cử nhân ngành du lịch, và công tác trong lĩnh vực hành chính – nhân sự. Anh Thanh là trưởng phòng IT cho một công ty nước ngoài. Từ khi có đứa con thứ hai, hai vợ chồng thường nghĩ ngợi nhiều về tương lai của các cháu, và đặc biệt mong muốn hai đứa nhỏ được hưởng thụ một nền giáo dục tốt. Bên cạnh đó, khả năng thăng tiến trong công việc của cả hai vợ chồng cũng đã bão hòa, và họ đang tìm kiếm một dự án lớn tiếp theo.

Ngay lúc đó, một người quen giới thiệu cơ hội đi học và khả năng ở lại Phần Lan lâu dài cho chị Hà. Chị gọi ngay, và phát hiện ra một “combo” phù hợp cho cả gia đình mình. Chỉ trong vòng 5 tháng, chị và 3 thành viên còn lại của gia đình đã có Giấy phép Cư trú để sang Phần Lan. Chị Hà được cấp hạn cư trú full 4 năm để đi học. Các thành viên còn lại đi theo diện người nhà, với nhiều thay đổi lớn đang chờ đợi phía trước. Thành viên nào trong gia đình cũng được hưởng lợi.

Chị Hà tâm sự rằng đi học là cơ hội để chị “tái tạo bản thân” (reinventing myself) sau bao nhiêu năm làm mãi một công việc. Chị có một ước mơ từ bé là trở thành giáo viên, do đó chị chọn học lại từ đầu ngành Early Childhood Education bên Phần Lan. Ngành này rất hứa hẹn, vì Phần Lan đang cần nhân lực có trình độ cho các trường học và trung tâm giáo dục. Theo chị, học ngành này cũng giúp chị có thêm kiến thức để nuôi dạy 2 đứa con gái của mình tốt hơn, khoa học hơn.

Ban đầu, chị cũng không ngờ mình có thể đậu, mà chỉ muốn thử. Nhưng kết quả thật bất ngờ. Thành công có được xuất phát từ hướng đi đúng đắn để xin suất học thông qua xét hồ sơ và phỏng vấn online với trường. Chị không đi con đường thi đầu vào như các bạn trẻ mới ra trường (vì yêu cầu đầu vào và tỷ lệ chọi cao). Chị đã đi theo lộ trình mà chúng tôi hướng dẫn – lúc nào cũng có Plan B, Plan C, có đường vòng, có chỉ tiêu đặc biệt, v.v… Đây chính là con đường mà chị Hà đã chọn và mang lại kết quả. Đây là điểm thú vị của Phần Lan: rất linh động trong tuyển sinh và không có mô thức cứng.

Nhưng điều làm chị thích nhất chính là cơ hội cho 2 cháu bé. Khi bạn đến Phần Lan học, các con đi theo sẽ được học tại các trường công với chất lượng giáo dục đứng đầu thế giới (đúng, đây là Phần Lan!), dĩ nhiên là hoàn toàn miễn phí. Đây còn là một quyết định sáng suốt về mặt tài chính, bởi vì tại VN cho con học trường quốc tế sẽ mất vài trăm triệu mỗi năm. Nhìn xa hơn, khi chị Hà có việc làm ổn định sau tốt nghiệp, các con của chị sẽ tiếp tục học tập và có lợi thế hòa nhập xã hội và định cư lâu dài bên Phần… Mấy hôm nay, dù chưa bay qua Phần Lan nhưng hai vợ chồng đang bận rộn trao đổi với cơ quan giáo dục địa phương nơi đến, tại thành phố Turku, để thu xếp chỗ học cho các con. Năm đầu tiên mới qua các bé sẽ nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ trường.

Còn anh Thanh chồng chị, kế hoạch trước mắt của anh khi sang Phần Lan là hỗ trợ đưa đón và chăm con cái, đồng thời chuẩn bị tìm việc làm. Là người đi cùng, anh có thể làm full-time bất kỳ công việc gì. Kế hoạch đường dài của anh là làm đúng nghề IT. Anh không lo lắng vì Phần Lan là một quốc gia có uy tín về công nghệ với nhiều việc làm có thể phù hợp với anh. Khi tìm hiểu, anh phát hiện rằng các công ty công nghệ ở Phần Lan thường có văn hóa đa quốc gia, với nhân sự đến từ nhiều nước khác nhau. Họ sử dụng tiếng Anh rất nhiều. Dù tiếng tiếng Anh không quá tốt, nhưng đó là ngoại ngữ duy nhất anh sử dụng được.

Anh Thanh và chị Hà cũng rất thực tế và hiểu rằng ngôn ngữ là một thách thức. Để hòa nhập lâu dài vào xã hội Phần Lan thì phải sử dụng được ngôn ngữ của họ, tương tự khi bạn muốn đến các quốc gia khác như Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Thụy Điển… Do đó, về lâu dài, cả nhà mong muốn học và sử dụng được tiếng Phần Lan trong sinh hoạt cũng như trong công việc. Điểm thuận lợi là ở nhiều nước Châu Âu, tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến bên cạnh tiếng bản xứ. Những năm gần đây tiếng Anh dần trở thành loại ngoại ngữ phổ biến nhất ở Phần Lan; trong trường học, có đến 90% trẻ em chọn tiếng Anh là ngoại ngữ đầu tiên để học. Khi có vốn tiếng Anh khá thì xem như đã có một bước đệm để đi vào xã hội của họ.

*Tên thật của nhân vật đã thay đổi, theo nguyện vọng của họ.

Hình minh họa

error: Content is protected !!