Hình thức học Nghề chính tại Phần Lan: Thực hành

Hiểu đúng về cách dạy Nghề tại Phần Lan sẽ giúp sinh viên có sự chuẩn bị đúng đắn cho việc học tại Phần Lan. Bài viết sau đây sẽ mô tả chi tiết về chủ đề này.

Tại Phần Lan, việc học các kỹ năng lao động cần thiết trong cả ba loại bằng nghề Initial (Cơ Bản), Further (Nâng Cao/Cho người trưởng thành), và Specialist (Chuyên Gia) của sinh viên sẽ được thực hiện thông qua học tập qua thực hành hay còn gọi là qua Practical Trainings. Có thể khẳng định, Practical Trainings là hình thức học chính của sinh viên học Nghề.

Điều này cũng không khác với học Nghề tại Việt Nam. Tại Việt Nam, khi chúng ta đi học Nghề, bất cứ sinh viên nào cũng mong muốn được thực hành sớm nhất có thể. Nghề May, nghề Nail, nghề Nối Mi, nghề Tóc…chủ yếu là giảng dạy qua Thực hành. Nghề Lái xe, Nghề Thợ máy…thường bao gồm lý thuyết và thực hành. Nghề Điều dưỡng, Nghề Giáo viên…cũng bao gồm lý thuyết và thực hành và cả nghiên cứu.

PCDP và sinh viên quốc tế

Sinh viên học theo kế hoạch phát triển kỹ năng cá nhân hóa (Personal Competence Development Plan – PCDP) và kế hoạch này thường được người hướng dẫn bàn bạc với sinh viên trong giai đoạn đầu của khóa học. Đối với các chương trình dành cho sinh viên quốc tế, việc cá nhân hóa sẽ khó thực hiện hơn so với sinh viên Phần Lan do một số yếu tố, ví dụ: Ngôn ngữ: không phải chuyên ngành / kỹ năng nào cũng được giảng dạy bằng tiếng Anh. Thông thường, đối với các nhóm sinh viên quốc tế, trường sẽ quyết định trước nhiều học phần chung cho cả nhóm. Và nếu có chọn học phần chung trước cho cả nhóm, Trường ưu tiên chọn học phần có kỹ năng mà thị trường lao động đang cần. Tuy nhiên, do việc học Nghề dựa vào năng lực thực hành, một vài sinh viên vẫn có khả năng tốt nghiệp sớm hơn các sinh viên còn lại.

Tốt nghiệp bằng cách chứng minh năng lực

Cuối cùng, để tốt nghiệp, sinh viên sẽ chứng minh năng lực thực hành tại doanh nghiệp. Khi thấy mình có đủ khả năng tốt nghiệp, sinh viên có thể yêu cầu người hướng dẫn xem xét khả năng tốt nghiệp sớm và sắp xếp việc chứng minh năng lực để tốt nghiệp. Trong đa số trường hợp, sinh viên được yêu cầu chứng minh năng lực bằng tiếng Phần. Điều này có nghĩa là: Sinh viên không được yêu cầu tiếng Phần đầu ra (ví dụ: không có yêu cầu cụ thể là phải có B1.1 tiếng Phần Lan thì sinh viên mới có thể tốt nghiệp), tuy nhiên sinh viên vẫn phải thể hiện năng lực qua các nhiệm vụ và trao đổi bằng tiếng Phần Lan trong lúc thực hiện nhiệm vụ.

Có 2 loại Thực hành và nhiều hình thức dạy

Loại 1: Thực hành tại trường (gọi là Practical Training) HOẶC Thực hành tại doanh nghiệp (cũng gọi là Practical Training nhưng có thêm Training Agreement giữa Trường và Doanh nghiệp).

Loại 2: Thực hành qua hình thức Thử việc có hưởng lương tại doanh nghiệp (gọi là Apprenticeship).

Tùy theo từng trường hợp của sinh viên, và tùy loại chương trình, việc học có thể chỉ có 1 hình thức trong 3 hình thức trên, hoặc là kết hợp các hình thức với nhau.

Trường có quyền kết hợp nhiều hình thức dạy học: học trực tiếp, học trực tuyến, tự học hoặc học cùng giáo viên nhưng sẽ luôn tập trung vào thực hành.

So sánh Practical Training (Thực hành) V.S Apprenticeship (Thử việc)
Thực hành tại môi trường "thực" là cách học Nghề chính thức tại Phần Lan


Practical Training - Thực tập


Apprenticeship – Thử việc


Nơi thực hiện

-Tại campus của Trường.

-Tại các cơ sở kinh doanh mà Trường sở hữu. Ví dụ: tại Canteen của Trường, tại Spa của Trường.

-Tại doanh nghiệp: ví dụ sinh viên nghề Bếp thực tập tại nhiều nhà hàng, bếp cơ quan công sở. Sinh viên nghề Điều dưỡng thực hành tại các Bệnh viện, trung tâm y tế, nhà dưỡng lão…

-Tại doanh nghiệp bên ngoài trường.

-Tại các cơ sở kinh doanh mà trường sở hữu nếu các doanh nghiệp này có nhu cầu tuyển người ngắn hạn, trung hạn hoặc lâu dài.

Tổng thời gian

Từng đợt ngắn (vài ngày đến vài tuần). Các đợt này chia theo học phần hay kỹ năng mà sinh viên cần học.

Vài tháng – nhiều tháng – có thể đến toàn bộ thời gian học.

Thời gian bắt đầu

Tùy từng chương trình, việc thực hành có thể bắt đầu trong vòng vài tuần sau khi sinh viên bắt đầu học, hoặc có thể sau 10 tháng hoặc 1 năm.

 

Thực hành sớm hay muộn là do quy định hành nghề. Ví dụ:


-Sinh viên nghề Bếp cần có Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đến nơi thực hành. Và thông thường họ sẽ bắt đầu thực hành 1-2 tháng sau chương trình học bắt đầu.

 

-Sinh viên nghề Nurse, do đặc thù ngành nghề và quy định hành nghề, cần được học lý thuyết tại trường, tiếng Phần Lan, thỏa các điều kiện về sức khỏe, vaccine và nhiều vấn đề khác khác. Vì vậy mất khoảng 10 tháng sau khi nhập học họ mới có đợt Practical Training tại Doanh nghiệp đầu tiên.

Bất cứ khi nào trong quá trình học: khi sinh viên đang học, và có hợp đồng lao động / công việc liên quan đến việc học, sinh viên cũng có thể thông báo với trường và chuyển sang chế độ đi làm hoàn toàn, và hoàn thành việc học và nhận bằng Nghề trong quá trình đi làm.

 

Đặc biệt linh hoạt với bằng Further và Specialist. Nói đúng hơn là đặc biệt linh hoạt cho sinh viên ở độ tuổi trường thành vì lý do công việc, gia đình, chăm sóc con cái...

 

Trường và Doanh nghiệp sẽ làm việc với nhau để đảm bảo các công việc mà sinh viên đang thực hiện tại doanh nghiệp đủ điều kiện để cấp bằng Nghề mà sinh viên đang theo học / theo đuổi; và sinh viên có thể thực sự dùng các kiến thức trong lúc đi làm để chứng minh năng lực tốt nghiệp bằng Nghề và được cấp bằng Nghề.

Hợp đồng/ Thỏa thuận

Nếu Practical Training được thực hiện tại Doanh nghiệp:

-Sẽ có Thỏa thuận giữa Nhà trường và Doanh nghiệp, thỏa thuận này công khai cho sinh viên.

 

-Thỏa thuận sẽ được xác nhận bằng văn bản cho mỗi học phần năng lực hoặc thậm chí được chia nhỏ hơn.

 

-Không có thỏa thuận/hợp đồng giữa Sinh viên và Doanh nghiệp.

Có 2 loại thỏa thuận song song:

 

1. Hợp đồng lao động giữa Sinh viên và Doanh nghiệp

2. Và có thỏa thuận giữa Doanh nghiệp và nhà Trường.

 

Sinh viên được Doanh nghiệp xem như nhân viên thử việc, hoặc một nhân viên chính thức của doanh nghiệp.

 

Nghiệp vụ chuyên môn có thể được bổ sung thêm từ những môi trường học tập khác nếu trường thấy cần thiết.

Lương và Trợ cấp

Không có mối quan hệ người lao động và người sử dụng lao động. Sinh viên không nhận được lương hay trợ cấp nào trong quá trình Practical Training.

 

Sinh viên nhận lương và các chế độ theo hợp đồng lao động và theo quy định của pháp luật Phần Lan. Cùng một lúc, sinh viên được xem là người lao động và cũng là sinh viên của trường.

Dưới đây là các yếu tố quan trọng quyết định Thời lượng và Thời điểm bắt đầu Practical Training không hưởng lương của từng chương trình

-Loại chương trình: Initial, Further hay Specialist. Ví dụ: Chương trình Further Vocational ít hơn chương trình Initial Vocational 30-35 tín chỉ. Số tín chỉ này là Giáo dục Đại cương (khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, toán). Vì vậy sinh viên Further không “bận bịu” với việc học các môn này tại trường, họ có thể bắt đầu Practical Trainings sớm hơn sinh viên Initial Vocational.

-Quy định hành nghề: Chương trình Nghề mà sinh viên đang theo học và Quy định của Bộ giáo dục Đào tạo Phần Lan: Ví dụ; sinh viên Food Services hay Catering & Restaurant chỉ cần đạt chứng chỉ An toàn vệ sinh thực phẩm trước khi họ có thể bắt đầu Practical Training. Tuy nhiên, sinh viên Bus Driver cần đạt dấu C và D và nhiều chứng chỉ khác trước khi có thể bắt đầu Practical Training.

-Bản chất của nghề: Ví dụ, có một số nghề, việc Thực hành cần phải được tổ chức tại cơ sở vật chất của Trường cho nhuần nhuyễn trước khi sinh viên có thể thực hành tại doanh nghiệp do sự tốn kém của nguyên liệu và rủi ro hư hỏng máy móc, trang thiết bị. Ví dụ, sinh viên học Welder (thợ Hàn), sẽ có thời gian dài làm Practical Training tại cơ sở vật chất của trường trước khi đi Practical Training tại doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tổ chức giảng dạy những ngành này, trang thiết bị và cơ sở vật chất của trường Nghề được đầu tư rất lớn, đặc biệt với những trường có xuất phát điểm là đào tạo các nghề liên quan đến sản xuất, công nghệ, công nghiệp. Thêm một ví dụ, sinh viên học ngành Cleaning & Property Services cũng có thời gian đầu học lý thuyết và thực hành tại trường, chủ yếu do sự đầu tư lớn về máy móc trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp, cũng như rủi ro nghề nghiệp cao hơn (ví dụ: rủi ro về sử dụng sai hóa chất, nguyên liệu lên một số bề mặt có giá trị cao).

-Tiếng Phần Lan: Ví dụ: Nghề Nurse sẽ yêu cầu nhiều sự giao tiếp bằng tiếng Phần Lan cho công việc đầu tiên nhiều hơn các nghề khác. Vì vậy, sinh viên Nurse thường mất khoảng 10 tháng học tại trường trước khi bắt đầu Practical Training. Ngay trong ngành Cleaning & Property Services, các yêu cầu về tiếng Phần Lan cũng khác nhau cho từng thời điểm: sinh viên có thể bắt đầu với lĩnh vực Hotel Cleaning, nhưng để tiến tới thực hành tại các lĩnh vực như Industrial Cleaning, School Cleaning và Hospital Cleaning…sinh viên cần thời gian để học tiếng Phần Lan.

-Quy luật của thị trường lao động của từng ngành nghề: Ví dụ, do đặc thù của ngành Nhà hàng, thị trường có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, để mở rộng phạm vi tìm việc làm, chương trình học sẽ bao gồm nhiều đợt đi Practical Trainings khác nhau, và sinh viên đi Practical Trainings từ rất sớm trong chương trình, mục tiêu chính là sinh viên gặp nhiều Bếp trưởng, và nếu may mắn, trong nhiều lượt thực hành của mình tại những nơi khác nhau, họ sẽ gặp được Nhà hàng đang hoặc sẽ có nhu cầu tuyển dụng. Ý nghĩa đằng sau là tận dụng mối quan hệ của các Bếp Trưởng tại các nơi thực hành với các Bếp Trưởng khác trong khu vực hoặc các vùng khác của Phần Lan, để được giới thiệu công việc. Gặp càng nhiều Bếp Trưởng thì cơ hội có việc làm càng cao. Trong khi đó, ngành Cleaning & Property Services, ngành Nurse, hay ngành Bus Driver, doanh nghiệp tuyển dụng là doanh nghiệp lớn, có quy củ, vì vậy việc thực hành tại nhiều doanh nghiệp khác nhau là không cần thiết.

Sau khi đọc bài viết này, và muốn tìm hiểu thêm từ góc độ của người học, Quý khách hàng có thể đọc thêm bài viết sau đây tại chuyên mục RAB Pride: Thái độ hay Trình độ quan trọng hơn? – [RAB Pride] (rabacademy.vn)

error: Content is protected !!