RAB Academic Team

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC PHẦN LAN VS. CANADA

Khi người Phần nói: giáo dục của Phần Lan là tốt nhất, đa phần họ đang nói về giáo dục Cơ bản (Basic Education) và sự khác biệt của họ so với phần còn lại của thế giới! Còn tại Canada, do đặc thù tỉnh bang, học sinh được dạy để phát triển lòng trắc ẩn và bao dung, tôn trọng và phát triển văn hóa địa phương của học sinh!

Phần Lan có gì khác biệt?

Phần Lan nổi tiếng với hệ thống giáo dục xuất sắc, luôn đứng đầu trong các bảng xếp hạng quốc tế về chất lượng giáo dục. Hệ thống giáo dục của Phần Lan tập trung vào việc phát triển toàn diện học sinh, khuyến khích tư duy sáng tạo và độc lập. Các trường học tại Phần Lan ít sử dụng bài kiểm tra tiêu chuẩn và thay vào đó, giáo viên được trao quyền tự do lớn trong việc thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu của học sinh. Hệ thống giáo dục đại học của Phần Lan cũng rất mạnh, với nhiều trường đại học nổi tiếng và được quốc tế công nhận.

Tiêu chí giáo dục tại Phần Lan
  • Phần Lan có bộ giáo dục và đào tạo quốc gia chuyên lên kế hoạch, đề xuất khung đào tạo, và quản lý các hoạt động liên quan đến sự phát triển của giáo dục, nghiên cứu, hoạt động ngoại khóa, thể thao, và những chính sách về luật trẻ em. Họ thiết lập các hệ thống và tiêu chuẩn cho các trường học địa phương tại Phần Lan dựa vào và làm theo để tạo ra những chương trình giáo dục chất lượng cao. 
  • Giáo dục là miễn phí cho người dân vì được tài trợ bởi chính phủ. Đa phần các trường học ở Phần Lan là công lập và giáo dục được xem như là một trong những quyền cơ bản của con người nên không có những trường tư hoàn toàn. (Trong 2100 trường học gồm tiểu học đến cấp hai thì chỉ có 65 trường tư mà thôi, các trường tư đó thường là trường tôn giáo, trường dạy theo phương pháp giáo dục Steiner, Montessori, hoặc là do trường đại học điều hành). 
  • Phần Lan không kinh doanh giáo dục. Các trường có thu học phí đều phi lợi nhuận, dùng để duy trì hoạt động của cơ sở. 
  • Giáo dục nghề được đánh giá cao tại Phần Lan, 68% người dân Phần Lan có trình độ giáo dục cơ bản đều có bằng nghề. Sau khi tốt nghiệp trường trung học cơ sở thì học sinh có hai lựa chọn một là học phổ thông hoặc là học nghề. 
  • Tại Phần Lan, người ta tin vào việc học nữa, học mãi, học cả đời, thế nên một người trưởng thành quay trở lại trường để mài dũa kiến thức, kỹ năng hoặc học một lĩnh vực mới không phải là một điều bất thường với họ.
  • Giờ học trên lớp của Phần Lan ngắn hơn so với những quốc gia khác, họ bắt đầu lớp học muộn và kết thúc lớp học sớm hơn so với giờ học thông thường. (Nghiên cứu chứng minh rằng việc học sớm vào buổi sáng sẽ gây hại đến sức khỏe của học sinh. Thế nên tại Phần Lan, các trường học thường bắt đầu từ lúc 9 giờ tới 9 giờ 45 sáng và kết thúc từ lúc 2 giờ chiều đến 2 giờ 45. Các tiết học của họ cũng dài hơn thế nên giờ nghỉ của họ cũng lâu hơn.)
  • Chương trình học thiên về phát triển toàn diện và cá nhân hóa, không tập trung vào việc nhồi nhét kiến thức mà là tạo môi trường học tập lành mạnh và tập trung vào các kỹ năng khác. Vì không đặt nặng áp lực học tập lên học sinh mà định hướng theo năng lực, khả năng từng cá nhân với xã hội, môi trường học tập tại Phần Lan có phần dễ chịu hơn.
  • Phần Lan đề cao tương tác giữa học sinh và giáo viên. Rất dễ thấy tại các trường học Phần Lan, họ để cho cả giáo viên và học sinh có thời gian để giao lưu và thư giãn với nhau, giảm bớt áp lực học tập và giám sát. Không có quá nhiều lớp học trong một ngày và những giờ giải lao của họ kéo dài từ 15 đến 20 phút. Tại Phần Lan, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh không đơn thuần là những bài kiểm tra và quy tắc mà còn rất nhân văn. Thế nên rất dễ thấy một giáo viên tại Phần Lan giữ vai trò giáo viên chủ nhiệm của một lớp trong 6 năm. Từ đó mà mối quan hệ giữa giáo viên và học trò ở đó sẽ sâu sắc hơn, thân thiết hơn.
  • Học sinh Phần Lan có ít bài tập về nhà, theo OECD thì họ là quốc gia giao lượng bài tập ít nhất trên thế giới, học sinh Phần Lan chỉ dành 1 tiếng rưỡi để hoàn thành bài tập của mình.
  • Không có bài kiểm tra tiêu chuẩn, trừ một ngoại lệ là bài kiểm tra tự nguyện trên toàn quốc, National Matriculation Exam, hay có thể hiểu là kỳ tuyển sinh đại học của Phần Lan. Tất cả học sinh tại Phần Lan cũng không được đánh giá dựa trên một hệ quy chiếu mà thay vào đó là theo từng cá nhân và một hệ thống chấm điểm do giáo viên lập nên có sự giám sát của bộ giáo dục. 
  • Yêu cầu rất khắt khe đối với nghề giáo, họ được yêu cầu là phải có trình độ tối thiểu là thạc sĩ để có thể tham gia đào tạo nghiệp vụ sư phạm trở thành một giáo viên. Những khóa đào tạo nghiệp vụ được xem là khắt khe và chọn lọc nhất trong những ngành nghề hiện có tại Phần Lan. Nếu như mà giáo viên đó không dạy tốt, thì đó chính là trách nhiệm cá nhân của riêng hiệu trưởng để giải quyết vấn đề đó.
  • Một số thông thông tin khác: Phần Lan đã cải cách lại ngành giáo dục của mình vào những năm 1980. Từ đó họ ưu tiên tập trung vào những điều sau: Giáo dục nên là một công cụ giúp cân bằng xã hội, tất cả học sinh có những bữa ăn miễn phí tại trường, việc tiếp cận chăm sóc y tế dễ dàng hơn, nhận được dịch vụ tư vấn tâm lý, và được hướng dẫn theo nhu cầu của từng cá nhân thay vì theo một quy chuẩn chung chung.
Khi người Phần nói: giáo dục của Phần Lan là tốt nhất, đa phần họ đang nói về giáo dục Cơ bản và sự khác biệt của họ so với phần còn lại của thế giới!

Canada có gì khác biệt?

Canada cũng được biết đến như là một môi trường giáo dục tốt nhưng lại có sự tách biệt giữa các bang với nhau. Mỗi bang của 13 bang tại Canada có một hệ thống đào tạo và bộ giáo dục của riêng mình và phải tuân theo tiêu chuẩn chung do chính phủ đề ra để đảm bảo chất lượng đào tạo cao trong cả nước. 

Đa phần các trường học ở Canada là công lập được tài trợ bởi chính phủ, liên bang và chính quyền địa phương có chung các bậc đào tạo như tiểu học, trung học, cấp ba, cao đẳng, nghề và đại học nhưng tại mỗi bang thì lại phân chia, có những bài kiểm tra đánh giá, và chương trình học khác nhau. Thậm chí là khác nhau về ngôn ngữ nếu như mà đó là một trường tại Quebec, bang nói tiếng Pháp nhiều nhất tại Canada. Cũng tại đây, sau chương trình cấp 3, sinh viên sẽ vào học trường cao đẳng tổng hợp và dạy nghề, chọn học chương trình kỹ thuật nghề (3 năm) rồi đi làm hoặc học dự bị đại học (2 năm) trước khi vào học chính thức đại học.

Một lớp học đa văn hóa tại Canada
Tiêu chí giáo dục
  • Giáo dục của Canada tập trung về mặt cảm xúc, họ dạy cho học sinh những kỹ năng liên quan đến cảm xúc, cách giải quyết xung đột và về sự đồng cảm với lại những cá nhân khác. 
  • Thời gian học ngắn: Các lớp học bắt đầu từ lúc 8 hoặc 9 giờ sáng và kết thúc lúc 3 hoặc 4 giờ chiều. Một năm học kéo dài từ tháng 9 đến tháng 6, có nghỉ cuối tuần và những ngày lễ như giáng sinh.
  • Canada đánh giá rất cao những hoạt động ngoại khóa và thể thao. Thời khóa biểu học tập của một trường học tại Canada thường để các tiết buổi sáng là những khóa học thông thường còn buổi chiều là dành cho những hoạt động ngoại khóa.
  • Phát triển giáo dục theo tiêu chí Phát Triển Bền Vững SDG 4 (Sustainable Development Goal 4) để đảm bảo việc phát triển toàn diện và chất lượng giáo dục cho mọi người cũng như thúc đẩy việc học tập suốt đời. Xu hướng giáo dục SDG 4 tác động và hướng tới việc phát triển kinh tế, bình đẳng giới, xã hội hòa bình và khoan dung, thoát nghèo, và thực hiện các quyền về con người.
  • Hệ thống giáo dục phân cấp. Mỗi tỉnh trong số mười tỉnh và ba vùng lãnh thổ chịu trách nhiệm về hệ thống giáo dục riêng, thiết lập chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn giảng dạy và đánh giá riêng. Cách tiếp cận địa phương này cho phép trải nghiệm giáo dục phù hợp so với bối cảnh văn hóa, lịch sử và kinh tế xã hội của khu vực.
  • Giáo dục song ngữ với tiếng Anh và Pháp là ngôn ngữ chính thức. Học sinh được chú trọng vào việc phát triển cả hai ngôn ngữ. Cam kết học tập này phản ánh di sản ngôn ngữ của đất nước và trang bị cho học sinh kĩ năng ngoại ngữ trong việc tham gia xã hội Canada cũng như cộng đồng thế giới.
  • Giáo dục hòa nhập và cộng đồng, Canada là một quốc gia đa văn hóa, giáo dục thu hút nhiều cộng đồng học sinh từ khắp nơi trên thế giới. Giáo dục hòa nhập hỗ trợ học sinh bản địa, địa phương và kết hợp kiến thức, quan điểm văn hóa đa dạng này vào chương trình giảng dạy.
  • Các trường đại học uy tín hàng đầu thế giới về nghiên cứu khi hầu hết hệ thống trường học là công lập và tập trung về giảng dạy nghiên cứu cùng với rất nhiều trường của Canada lọt top trong các bảng xếp hạng toàn cầu như: Đại học Toronto, Đại học McGill và Đại học British Columbia.
  • Dẫn đầu trong các nghiên cứu và đổi mới khi sinh viên thường xuyên tham gia vào các dự án nghiên cứu, thường được tiếp cận với cơ sở vật chất và nguồn lực hiện đại. Ngoài ra, các trường đại học còn cung cấp đa dạng chương trình đại học, sau đại học và chuyên nghiệp phục vụ cho việc học truyền thống hay nhu cầu thị trường việc làm.
  • Mạng lưới mạnh mẽ. Canada có mạng lưới giáo dục toàn cầu khi có nhiều sự kết nối với các cựu sinh viên, tổ chức giáo dục và việc làm trên toàn thế giới để hỗ trợ sinh viên. Hay ngay tại các khuôn viên trường học, các trường học cung cấp môi trường hỗ trợ cho sinh viên, với nhiều dịch vụ như tư vấn, cố vấn học tập và dịch vụ nghề nghiệp.
Trong lớp học tại Canada, học sinh được dạy để phát triển lòng trắc ẩn và bao dung, tôn trọng và phát triển văn hóa địa phương của học sinh.
error: Content is protected !!